Ký hiệu thép và logo vật liệu xây dựng là một trong những dấu hiệu nhận biết đơn giản nhất, giúp khách hàng phân biệt được đâu là sản phẩm sắt thép xây dựng chính hãng. Bài viết dưới đây, Anlinhco sẽ giới thiệu cho bạn về tiêu chuẩn và cách đọc ký hiệu thép phổ biến nhất, giúp người tiêu dùng tránh được nhiều rủi ro khi mua sắt thép xây dựng.
Thép là gì?
Thép tên tiếng anh là Steel, đây là hợp kim với thành phần chính là sắt được nung chảy với Cacbon cùng một số nguyên tố hóa học khác như Si, Mn, P, S, Cr, Ni Mo,… Các nguyên tố hóa học trong hợp kim thép và hàm lượng của chúng có vai trò điều chỉnh độ cứng độ đàn hồi, tính dẻo cùng khả năng chống oxy hóa và sức bền của thép. Hiện nay có đa dạng mẫu thép trên thị trường, cần có cách đọc ký hiệu thép chính xác để lựa chọn thép phù hợp với công trình của mình.
Hiện nay trên thế giới có hơn 3000 loại thép nhờ sở hữu cơ tính tổng hợp cao, tính dễ định hình tốt nên vật liệu này có tính ứng dụng cao, được sử dụng trong nhiều ngành công nghiệp xây dựng, cơ khí chế tạo, đóng tàu,…
Trong ngành xây dựng, thép được sử dụng để làm bê tông cốt thép, giúp gia tăng sự kiên cố, chắc chắn cho ngôi nhà của bạn. Ngoài ra, thép còn được ứng dụng để xây dựng các hạ tầng cơ sở, công trình giao thông phục vụ nhu cầu của người dân.
Ký hiệu chung của vật liệu sắt thép
Theo tiêu chuẩn chung được quy định bởi JIS, giống với tiêu chuẩn quốc tế tất cả các mác vật liệu sản xuất sắt thép đều bắt đầu bằng chữ S hoặc F, bao gồm 3 phần chính cấu thành như sau:
Phần 1: Thông thường biểu thị tên vật liệu sẽ được viết tắt bằng chữ đầu tiên trong tiếng anh hoặc ký hiệu các nguyên tố. Vậy nên hầu hết các vật liệu sắt thép đều bắt đầu bằng chữ S (Steel) hoặc chữ F (Ferrum).
Phần 2: Tên biểu thị của sản phẩm sẽ được hợp thành từ chữ cái đầu tiên của tiếng anh với chủng loại theo dạng và mục đích sử dụng. Ví dụ:
- T (Ống): Ống
- P (Tấm): Tấm
- K: Công cụ
- U (Use): Ứng dụng đặc biệt
- W: Dây điện
- F (Rèn): Rèm
- S (Structure): Kết cấu
- C (Đúc): Thép đúc
Phần 3: Chỉ ra chữ số ký hiệu chủng loại của vật liệu sắt thép và độ bền kéo hoặc sức bền tối thiểu. Lưu ý thép sử dụng kết cấu máy sẽ biểu thị bằng cách kết hợp mã số nguyên tố hợp kim chính và lượng Cacbon.
Cách đọc ký hiệu thép theo tiêu chuẩn
Dưới đây là cách đặt tên và cách đọc ký hiệu thép theo các tiêu chuẩn JIS, ASTM,… giúp người dùng phân biệt được các sản phẩm chính hãng, từ đó lựa chọn được những sản phẩm phù hợp nhất.
Cách đặt tên và cách đọc vật liệu sắt thép Hòa Phát
Thép xây dựng đến từ thương hiệu Hòa Phát được đánh giá là niềm tự hào của Việt Nam và được ưu tiên sử dụng trong các công trình xây dựng nhà kết cấu thép, hạ tầng giao thông, khu công nghiệp,… Việc nắm rõ cách đọc ký hiệu thép Hòa Phát sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin khi lựa chọn vật liệu này cho công trình của mình.
- Thép cuộn tròn trơn Hòa Phát: Sản phẩm này được sản xuất dựa vào tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 1651 – 1:1008 và không theo bất kỳ tiêu chuẩn nước ngoài nào. Vậy nên có thể coi thép cuộn tròn trơn Hòa Phát là sản phẩm độc quyền đến từ thương hiệu Việt Nam chính thống với những đặc trưng nổi bật.
- Thép thanh vằn Hòa Phát: Sản phẩm thép thanh vằn Hòa Phát hay còn gọi là thép cây, được sản xuất theo tiêu chuẩn Anh – BS4449. Để nhận biết loại thép này người ta thường dựa vào các ký hiệu cụ thể như biểu tượng 3 mũi tên hướng lên trên, in dập nổi ngay trên thân thép, tượng trưng cho sức mặt ý chí muốn vươn cao, vươn xa, tiếp theo đó là logo in chữ Hòa Phát, mã quốc giá và đường kính của cây thép.
- Logo Hòa Phát dập nổi in trên thân thép: Mác thép được in dập nổi trên thân thép và được rút gọn so với tên gọi thực tế, chẳng hạn như mác thép CBT240 – T sẽ được ký hiệu là CB2.
Cách đặt tên và cách đọc ký hiệu thép Pomina
Thép Pomina hay còn được gọi với một cái tên khác là thép Việt Ý, được sản xuất thép tiêu chuẩn cao cấp của Nhật Bản – JIS. Khách hàng muốn nhận diện ra thương hiệu thép Pomina có thể dựa vào logo hình quả táo dập nổi trên các thanh thép hoặc dựa vào thông số kỹ thuật đại diện cho kích thước đường kính của ống thép như SD295, CB400V,…
Cách đặt tên và cách đọc vật liệu sắt thép miền Nam
Thép miền Nam có những đặc trưng riêng biệt, giúp người tiêu dùng có thể dễ dàng nhận ra, điển hình như logo chữ V được in dập nổi trên thanh thép hoặc các thông số đại diện cho đường kính của cây thép. Ngoài ra, bạn hoàn toàn có thể phân biệt thép miền Nam dựa vào một số ký hiệu như chữ VNSTEEL in nổi, kèm với đó là chữ và số chỉ rõ đường kính và mác thép, khoảng cách lặp lại dấu hiệu này từ 1 – 1.2m theo đường kính cây thép.
Cách đặt tên và cách đọc ký hiệu thép Việt Nhật
Giống như các loại vật liệu thép đến từ thương hiệu khác, thép Việt Nhật chính hãng cũng có những đặc trưng dễ nhận ra như ký hiệu logo chữ thập đi kèm với một lỗ tròn ở giữa. Ký hiệu này sẽ được lặp lại khoảng 1.2m tùy thuộc vào đường kính của cây thép, ví dụ như C83, D16,…
Cách chọn thép xây dựng phù hợp với công trình
Thép là vật liệu quan trọng để tạo nên nền móng, giúp các công trình trở nên kiên cố, bền vững cũng như tạo nên tính độc đáo, nâng cao tính thẩm mỹ cho công trình đó. Dựa vào những tiêu chí dưới đây khách hàng sẽ lựa chọn được sản phẩm thép chất lượng sẽ giúp bạn đảm bảo chất lượng của công trình, tạo sự thuận tiện cho quá trình thi công.
- Chọn thép chuẩn từ các thương hiệu uy tín: Việc lựa chọn thép chuẩn từ các thương hiệu nổi tiếng sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng mua phải thép giả, thép gia công, thép âm hay thép gầy với đường kính nhỏ. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều cửa hàng, đại lý cung cấp thép xây dựng của nhiều nhà sản xuất khác nhau với mức giá chênh lệch. Khách hàng cần tìm hiểu kỹ về công nghệ sản xuất, thành phần cấu tạo, đặc tính, độ kéo bền, độ giãn dài và công năng sử dụng của thép trước khi lựa chọn.
- Xem xét các tiêu chuẩn ngoại quan và chứng nhận tiêu chuẩn của thép: Về mặt ngoại quan, trên thân thép phải được in dập nổi các thông tin theo yêu cầu của QCVN 07 bao gồm Logo, chữ viết tắt của nhà sản xuất, ký hiệu mác thép, đường kính danh nghĩa. Ngoài ra, thép cần tuân thủ theo quy trình kiểm soát chất lượng, kích thước, đơn trọng của bộ tiêu chuẩn thép xây dựng hiện hành chẳng hạn như Tiêu chuẩn Việt Nam: TCVN 1651 – 2:2018, Tiêu chuẩn Nhật Bản: JIS G 3112:2010; Tiêu chuẩn Mỹ: ASTM A615/A615M-18e1 và Tiêu chuẩn Anh: BS 4449:200+A3:2019.
- Mua hàng chính hãng có tem phiếu, xuất xứ rõ ràng: Khách hàng nên lựa chọn thép đạt chuẩn, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. Bên cạnh đó mỗi bó thép hay cuộn thép cần phải có tem, mã vạch, QR code để khách hàng có thể truy xuất nguồn gốc của sản phẩm.
- Lựa chọn thép chất lượng, phù hợp với chi phí đầu tư của công trình: Tùy theo nhu cầu sử dụng và điều kiện tài chính hiện có, khách hàng cần đưa ra quyết định lựa chọn thép xây dựng phù hợp. Thông thường những loại thép sản xuất từ quặng theo công nghệ lò cao sẽ có chất lượng tốt và gia giá thành cạnh tranh, còn đối với thép làm từ phế liệu rút ngắn chu trình sẽ có giá thành cao hơn khoảng 10 – 15% so với thép công nghệ.
Trên đây là tiêu chuẩn và cách đọc ký hiệu thép phổ biến nhất theo tiêu chuẩn trong và ngoài nước. Mong rằng những thông tin vừa rồi sẽ giúp bạn có thêm hiểu biết về vật liệu sắt thép, cũng như biết cách lựa chọn sản phẩm phù hợp cho công trình của mình.