Diện tích có ảnh hưởng khá lớn tới việc bố trí không gian, đồ đạc nội thất và trang trí cho văn phòng của bạn. Bởi vậy, đa phần trước khi thiết kế văn phòng công ty, người ta thường xem xét kỹ về diện tích. Vậy tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng làm việc cho công ty bao nhiêu? Cùng tìm hiểu chi tiết hơn về tiêu chuẩn diện tích văn phòng cho công ty trong bài viết dưới đây nhé!
Tại sao cần quan tâm tới tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng làm việc cho công ty?
Không phải văn phòng nào cũng có diện tích rộng rãi để bày trí đồ đạc và trang trí mọi thứ một cách thoải mái. Nhất là ở những đô thị “đất chật người đông”, tấc đất là tấc vàng, nhiều công ty thuê được những diện tích nhỏ hẹp. Bởi vậy, việc nắm bắt rõ về tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng làm việc cho công ty là điều cần thiết.
- Là cơ sở để đơn vị thi công lên kế hoạch và bản thiết kế hoàn chỉnh cho văn phòng mới.
- Dễ dàng hơn trong việc bố trí nội thất, trang trí văn phòng.
- Tối ưu hóa công năng sử dụng diện tích sao cho khoa học, đem lại hiệu quả công việc cao.
- Giúp tiết kiệm chi phí, thời gian để bố trí mọi thứ đâu vào đó.
Ngoài ra, xác định được tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng làm việc cho công ty còn đảm bảo tính phong thủy, giúp đem lại nhiều may mắn, tài lộc và thắng lợi cho công ty.
Tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng làm việc cho công ty chi tiết
Như đã nói, việc phân chia văn phòng theo một tiêu chuẩn thiết kế nhất định sẽ giúp đem lại những hiệu quả nhất định khi sử dụng văn phòng. Đồng thời cũng giúp tiết kiệm thời gian và chi phí thiết kế, sắp đặt nội thất, không gian văn phòng hơn.
Tuy nhiên, trước khi đi vào thiết kế diện tích các phòng ban cụ thể, chúng ta sẽ bàn trước tới diện tích trung bình m2/nhân sự. Điều này sẽ giúp bạn xác định được khoảng diện tích cần có cho một văn phòng theo số lượng nhân sự một cách hợp lý nhất.
Trong thiết kế diện tích văn phòng, với nhân sự có vị trí linh hoạt thì khoảng diện tích sẽ nhỏ hơn những nhân sự có vị trí cố định. Với những doanh nghiệp có văn hóa thiên về huấn luyện nhân viên thì diện tích trung bình cũng sẽ cao hơn các doanh nghiệp ít có cuộc họp, nhằm mang lại sự thoải mái và hiệu suất làm việc cao nhất.
Cơ bản, tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng tính theo m2/nhân sự sẽ như sau:
- Ở mức tiết kiệm (về diện tích và chi phí): Tối thiểu 3 – 4,5m2/nhân sự.
- Ở mức độ đủ: Tối thiểu từ 5 – 6m2/nhân sự (đã bao gồm diện tích làm việc, phòng họp,…).
- Ở mức tiêu chuẩn: Diện tích trung bình từ 7 – 10m2/nhân sự sẽ đạt hiệu quả cao và sự thoải mái nhất cho người sử dụng.
Đó là các tiêu chuẩn trung bình về diện tích cho từng nhân sự. Với từng phòng ban, tiêu chuẩn về thiết kế diện tích và cách bố trí văn phòng lại có sự khác biệt, hãy cùng tìm hiểu cụ thể thiết kế từng phòng ban ngay nhé.
Đối với ban lãnh đạo
Ban lãnh đạo là những người đứng đầu, là bộ mặt của một công ty. Bởi vậy, phòng làm việc của ban lãnh đạo không chỉ là nơi làm việc mà còn là nơi để đón tiếp đối tác, khách hàng quan trọng. Bởi vậy, diện tích văn phòng làm việc của các ban lãnh đạo thường sẽ lớn hơn so với những nhân sự và phòng ban khác.
Tiêu chuẩn thiết kế diện tích tối thiểu đối với phòng làm việc của ban lãnh đạo thường là 25m2. Diện tích này không quá rộng, nhưng vừa đủ để có thể giúp ban lãnh đạo thể hiện được tầm quan trọng/vai trò của bản thân cũng như đáp ứng nhu cầu tiếp đón khách hàng.
Nhưng trên thực tế, tùy vào chi phí, nhu cầu công việc, nhu cầu tiếp đón khách hàng có cao hay không mà diện tích phòng làm việc của ban lãnh đạo có thể to hoặc bé hơn. Tuy nhiên, diện tích phòng lãnh đạo cũng không được quá nhỏ.
Với những phòng ban ở mức quản lý bên dưới, diện tích phòng làm việc sẽ nhỏ hơn so với phòng chủ tịch, giám đốc. Diện tích trung bình khoảng từ 10 – 18m2.
Đối với nhân viên – đội sản xuất
Mặc dù đã có tiêu chuẩn thiết kế diện tích theo m2/nhân sự. Nhưng tùy vào mức chi phí của từng doanh nghiệp và đặc trưng nghề nghiệp, diện tích nhân sự có thể điều chỉnh.
Theo đặc thù công việc, tiêu chuẩn diện tích văn phòng cho nhân viên sẽ được chia như sau:
- Tiêu chuẩn diện tích văn phòng đối với nhân viên cố định: Yêu cầu về chỗ làm việc đầy đủ tiện nghi (có đủ bàn, ghế, ngăn đựng đồ, tài liệu,…), tiêu chuẩn từ 4,5 – 5m2. Với những không gian cần yêu cầu cao về sự sáng tạo, yên tĩnh, diện tích có thể từ 7 – 10m2.
- Tiêu chuẩn diện tích văn phòng đối với nhân viên làm việc linh hoạt: Diện tích tối thiểu từ 3m2/nhân sự, đảm bảo không nhân để nhân sự có thể linh hoạt đi lại thuận tiện, thoải mái làm việc nhất có thể.
- Tiêu chuẩn diện tích văn phòng đối với nhân viên không cần vị trí cố định: Với những người thường làm việc bên ngoài như nhân viên kinh doanh, nhân viên nghiên cứu & phát triển thị trường,… diện tích cho nhân sự này thường khá nhỏ, chỉ từ 1,5 – 2m2 (bao gồm cả diện tích họp và chỗ ngồi làm việc).
Đối với phòng họp
Tùy vào từng nhu cầu, số lượng nhân viên mà phòng họp có thể có mức diện tích khác nhau. Tuy nhiên, bạn có thể tham khảo tiêu chuẩn về phòng họp như sau:
- Phòng họp dành cho từ 4 người: 7.5 – 8m2.
- Phòng họp khoảng 8 người: 15m2.
- Phòng họp khoảng 12 người: 20m2.
- Phòng họp khoảng 20 người: 40m2.
Với những công ty không thường xuyên tổ chức các cuộc họp thì sử dụng một khoảng diện tích với chi phí cố định cho phòng họp sẽ khá là lãng phí. Thay vào đó, hãy lựa chọn thuê phòng họp theo giờ (tại các đơn vị thuê offlice có dịch vụ cho thuê phòng họp), hoặc tổ chức tại một điểm trong văn phòng.
Một số yếu tố ảnh hưởng tới diện tích văn phòng làm việc
Ngoài tiêu chuẩn về diện tích m2/nhân sự, diện tích văn phòng làm việc bao nhiêu được xem xét dựa trên nhiều yếu tố khác nữa như:
- Lĩnh vực hoạt động của công ty, tùy vào ngành nghề hoạt động chính mà sẽ có cách sắp xếp, bố trí văn phòng khác nhau, các công ty lập trình website thường có xu hướng ngồi thành vòng, ngồi theo team để làm việc nhóm, ngược lại một số công ty lại cho nhân viên ngồi thành từng hàng.
- Yêu cầu về không gian phòng họp, phòng tiếp khách, khu tiếp tân riêng, không gian văn phòng phẩm, tủ đựng tài liệu, khu ăn uống,… có cần thiết không? Bao nhiêu là đủ?
- Tính chất công việc của từng bộ phận, nhân viên, công việc yêu cầu những tài liệu gì? Cần có những nội thất, thiết bị gì? Bố trí trong không gian làm việc cần diện tích bao nhiêu là đủ?
- Thiết kế văn phòng theo phong cách mở hay đóng vách ngăn?
- Nhân viên có cần khoảng không gian riêng, yên tĩnh để tập trung cao độ vào công việc hay không?
Chính bởi vậy, tùy vào từng mục đích sử dụng, đặc thù công việc của từng cá nhân cũng như doanh nghiệp mà bố trí diện tích, thiết kế văn phòng, phòng làm việc sao cho khoa học, đạt hiệu quả làm việc tốt nhất.
Hi vọng với những chia sẻ về tiêu chuẩn thiết kế diện tích văn phòng cho công ty trên đây sẽ là cơ sở để bạn có nhiều ý tưởng cho việc thiết kế văn phòng hợp lý.