Hàng hóa khi có CO thì có thể nhận được mức ưu đãi thuế quan trong quá trình xuất nhập khẩu. Điều này sẽ giúp doanh nghiệp vừa chứng minh được nguồn gốc hàng hóa và còn giảm được tiền thuế ở khâu đầu vào. Vậy khái niệm CO là gì? Có bao nhiêu loại CO được sử dụng hiện nay? Hãy cùng Anlinhco tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây.
Loại chứng từ CO là gì?
CO (Certificate of Origin) là giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa, được cấp bởi cơ quan có thẩm quyền của nước sản xuất ra loại hàng hóa đó. C/O phải tuân thủ theo quy định của cả nước xuất khẩu và nước nhập khẩu cũng như dựa trên các quy tắc xuất xứ cụ thể.
Những thông tin xuất hiện trên CO
Những thông tin mà bạn sẽ nhận được trên mỗi chứng từ CO là gì? Đó là:
- Cơ quan cấp CO.
- Thông tin của các bên liên quan trong hợp đồng mua bán.
- Tên và số lượng cụ thể của hàng hóa.
- Ký hiệu hoặc mã hàng hóa (nếu có).
- Số hóa đơn và chứng nhận nguồn gốc tương ứng
- Phương thức vận chuyển.
- Cảng xuất và cảng nhập khẩu.
- Ngày xuất khẩu.
- Chữ ký của cơ quan cấp CO và con dấu của người xuất khẩu.
- Thông tin nơi cấp, ngày cấp Giấy chứng nhận xuất xứ.
Xem thêm: Gợi Ý 5 Cách Tìm Xưởng Sản Xuất Trung Quốc Tốt Nhất
Mục đích chính của việc sử dụng CO trong nghiệp vụ Xuất nhập khẩu
CO là gì? Mục đích chính của việc sử dụng CO là gì? Có tổng cộng 2 mục đích chính mà người xuất hoặc nhập khẩu muốn nhận được sau khi đăng ký hàng hóa của mình có chứng nhận CO. Đó là xác nhận rằng hàng hóa có xuất xứ rõ ràng và hợp pháp. Được áp dụng theo quy định về thuế quan và luật xuất nhập khẩu của cả hai nước. Thứ hai là C/O đảm bảo hàng hóa không phải là hàng lậu, hàng trôi nổi, không rõ nguồn gốc. Mà là hàng hóa có nhà sản xuất cụ thể và minh bạch.
CO do cơ quan nào ban hành
Hiện nay, tại Việt Nam thì để xin chứng từ quan trọng này cho hàng hóa thì bạn có thể đến hai cơ quan chính có thẩm quyền cấp phát CO:
- Bộ Công Thương: Đây là cơ quan có quyền cấp phát các CO form A, D và các form CO.
- VCCI (Phòng Công nghiệp và Thương mại Việt Nam): Đối với các form CO còn lại hoặc các form CO do Bộ Công Thương ủy quyền thì cơ quan này sẽ trực tiếp ban hành.
Ngoài ra, Bộ Công Thương còn ủy quyền cho các đơn vị khác để cấp phát một số form CO cụ thể như:
- CO form AK, E, D: Được ủy quyền cho Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu của Bộ Công Thương cấp phát.
- CO form D, E, AK: Ban Quản lý Khu chế xuất – Khu công nghiệp sẽ trực tiếp cấp cho doanh nghiệp.
Xem thêm: Thời Gian Gửi Hàng Đồ Từ Trung Quốc Về Việt Nam Bao Lâu
Lợi ích khi hàng hóa có CO
Những lợi ích khi hàng hóa có giấy chứng nhận CO là gì? Hàng hóa khi áp dụng C/O được xác định rõ nguồn gốc xuất xứ. Từ đó, giúp phân loại hàng nào được hưởng ưu đãi thuế thông qua các thỏa thuận thương mại tự do (FTA). Điều này làm giảm chi phí nhập khẩu.
Việc có C/O đảm bảo hàng hóa tuân thủ các quy tắc xuất xứ theo yêu cầu của cả hai nước. Tránh các vấn đề pháp lý trong quá trình nhập và xuất khẩu. C/O giúp quá trình thông quan hàng hóa thuận lợi và nhanh chóng hơn.
C/O còn hỗ trợ trong việc áp dụng các biện pháp chống phá giá và thuế chống trợ giá. Qua đó bảo vệ nền kinh tế nội địa khỏi các tác động tiêu cực của hàng hóa nhập khẩu bán phá giá.
Có bao nhiêu loại CO hiện nay?
CO là gì? Có bao nhiêu loại phổ biến hiện nay? Tính đến thời điểm hiện tại thì có tổng cộng là 2 loại CO đó là CO có ưu đãi và CO không ưu đãi.
C/O không ưu đãi:
Đây là loại C/O có chức năng xác nhận xuất xứ của một sản phẩm cụ thể từ một quốc gia nào đó. C/O không ưu đãi không mang lại bất kỳ ưu đãi thuế quan nào cho hàng hóa khi nhập khẩu.
C/O ưu đãi:
Đây là loại C/O cho phép doanh nghiệp được hưởng các ưu đãi thuế quan. Bao gồm như cắt giảm hoặc miễn thuế khi nhập khẩu vào các quốc gia khác nhau. Một số loại C/O ưu đãi phổ biến hiện nay như:
- CO form A: Dành cho hàng xuất khẩu sang các nước cho Việt Nam hưởng ưu đãi thuế quan phổ cập (GSP).
- CO form D: Được các nước ASEAN sử dụng khi áp dụng mức thuế quan theo hiệp định CEPT.
- CO form E: Dùng cho hàng hóa xuất nhập khẩu sang Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.
- CO form S: Cấp cho hàng xuất sang Lào theo diện hưởng ưu đãi thuế quan theo Hiệp định Việt Nam – Lào.
- CO form AK: Dành cho hàng xuất khẩu sang Hàn Quốc và các nước ASEAN hoặc ngược lại.
- CO form AJ: Thường dùng cho hàng hóa vận chuyển sang Nhật Bản và Khối ASEAN.
Những lưu ý khi xin hồ sơ CO là gì?
Để có thể đăng ký và nhận CO một cách nhanh chóng thì bạn cũng cần lưu ý thêm về hồ sơ xin cấp. Sau đây là một số loại giấy tờ mà bạn cần phải chuẩn bị đầy đủ:
- Đơn đề nghị cấp CO.
- Mẫu CO (Gồm 1 bản gốc và 3 bản sao của mẫu CO).
- Tờ khai hải quan xuất khẩu:
- Hóa đơn (Invoice) và vận đơn.
- Chứng từ mua bán
- Chứng từ ủy thác xuất nhập khẩu.
- Phụ lục về nguyên liệu sản xuất.
- Các chứng từ nhập hoặc mua nguyên liệu đầu vào.
- Giấy kiểm định chất lượng.
Xem thêm: Cách Tính Chi Phí Nhập Hàng Trung Quốc Về Việt Nam
Thủ tục cấp CO mà bạn cần biết
Ở nội dung sau cùng, chúng tôi sẽ bật mí chi tiết cho bạn về thủ tục cấp CO phổ biến nhất hiện nay:
Bước 1: Đăng ký hồ sơ thương nhân
Khi lần đầu tiên làm thủ tục xin cấp CO,bạn cần nộp một số giấy tờ sau:
- Con dấu thương nhân và mẫu chữ ký của người được ủy quyền đề nghị cấp CO.
- Giấy phép đăng ký kinh doanh.
- Giấy đăng ký mã số thuế doanh nghiệp.
- Danh mục nhà máy, xưởng sản xuất.
Bước 2: Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Sau khi nhận được hồ sơ, cán bộ sẽ tiến hành tiếp nhận và kiểm tra thông tin. Quá trình này sẽ đưa ra các kết quả sau
- Hồ sơ đầy đủ và hợp lệ: Bạn sẽ được cấp CO và được thông báo rõ thời gian cấp.
- Hồ sơ chưa đầy đủ: Bạn sẽ được đề nghị bổ sung chứng từ cần thiết.
- Hồ sơ có lỗi hoặc thiếu thông tin: Bạn sẽ được đề nghị kiểm tra lại chứng từ và sửa các lỗi sai.
- Hồ sơ không hợp lệ: Trong một số trường hợp, yêu cầu cấp CO có thể bị từ chối theo quy định của pháp luật. Có thể là do hàng hóa này thuộc danh mục cấm xuất nhập khẩu.
Bước 3: Doanh nghiệp nhận giấy CO
Sau khi hoàn tất các thủ tục và hồ sơ được chấp nhận, bạn sẽ đại diện doanh nghiệp để nhận Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (CO). Thông thường thời gian mà bạn sẽ nhận được CO là sau 6 tiếng. Trường hợp bạn nộp hồ sơ xin CO vào buổi chiều thì sáng hôm sau sẽ quay lại nhận.
Ngoài ra nếu có thắc mắc hoặc cần nhờ đến đơn vị thứ ba để hỗ trợ nhập hàng Trung Quốc số lượng lớn về kinh doanh. Có thể tham khảo đơn vị Yến China Logistics, tại đây chuyên các dịch vụ vận chuyển hàng hóa Trung Quốc, order Taobao, Tmall, thanh toán hộ,… Yến China là đơn vị uy tín, cam kết giúp bạn tối ưu hoạt động kinh doanh của mình một cách thuận tiện nhất.
Khái niệm về CO là gì trong xuất nhập khẩu đã được chúng tôi giới thiệu thông qua bài viết trên. Hy vọng bạn đọc đã bỏ túi cho mình các mẫu CO phổ biến hiện nay và cách sử dụng vào từng trường hợp cụ thể.
Xem thêm: Bật Mí 6 Kinh Nghiệm Đặt May Đồng Phục Công Ty Giá Tốt