Kinh nghiệm thi công mái nhà ngói

kinh nghiệm thi công mái ngói

Mái nhà ngói là gì? Ưu điểm của mái ngói

Ngói là loạt vật liệu quen thuộc, có nhiều nguyên liệu sản xuất, cách chế tạo, phương pháp sản xuất, công nghệ sản xuất hoặc phạm vi sử dụng khác nhau.

Mái ngói có thể phân thành nhiều loại với nhiều tên gọi khác nhau:

  • Ngói đất nung: được sử dụng từ nguyên liệu chính là đất sét, trải qua nhiều quá trình khác nhau như ủ đất, cán, nhào, đùn ép, hút khí, đúc, nung đốt, dập dẻo… để tạo nên sản phẩm hoàn chỉnh. Ưu điểm của loại ngói này chính là dễ sản xuất, chống thấm tốt trên bề mặt, bền bỉ. Tuy nhiên ngói nung tồn tại khuyết điểm chính là khó lợp, khối lượng nặng, giá thành cao.
  • Ngói xi măng, ngói bê tông: được chế tạo bởi vữa xi măng, cát với tỷ lệ nhất định, sau đó dập khuôn vào khuôn kim loại bằng máy nén khí rồi sơn phủ bột màu phía trên ngói. Trái ngược với mái ngói đất nung, loại ngói này dễ thi công, giá thành rẻ, kết cấu nhẹ. Tuy nhiên khuyết điểm của chúng chính là độ bền kém cùng dễ bị phai màu.
  • Ngói Composite: đây là loại ngói được làm từ vật liệu composite nền xi măng gia cường bằng sợi Kuralon. Loại ngói này có rất nhiều ưu điểm vượt trội như hệ số giãn nở lớn, nên thường dùng trong những khu vực có sự chênh lệch nhiệt độ thường xuyên. Trọng lượng của ngói Composite chỉ bằng 60% so với các ngói thông thường, nhưng độ bền cơ học lại cao hơn.
  • Ngói Ardoise: là loại ngói có màu đen nhánh của than đá và hình dáng kiểu ngói vẩy cá hoặc hình chữ nhật. Lý do ngói Ardoise sở hữu màu đặc trưng như thế là vì được khai thác từ đá trầm tích của Pháp. Đây là loại ngói khá hiếm, mang một phong cách sang trọng, độc đáo.

Các vật liệu tạo nên khung mái khi thi công mái ngói

Khung mái ngói là nền tảng vững chắc tạo nên độ bền chắc của mái nhà ngói, đảm bảo sự an toàn và chắc chắn trước sự tác động bên ngoài, đồng thời là kiến trúc quyết định tổng thể của công trình bạn. Hiện nay có khá nhiều loại nguyên liệu khác nhau dùng để tạo nên khung mái ngói, trong đó 3 loại phổ biến nhất là: gỗ, thép đen truyền thống, thép mạ nhôm kẽm.

  • Vật liệu gỗ: gỗ là vật liệu thường được sử dụng trong các công trình nhà hàng, cà phê sân vườn, nhưng hiện nay đã không còn được ưa chuộng. Lý do đó chính là việc sử dụng khung gỗ sẽ bắt buộc khai phá tài nguyên rừng khá nhiều. Đồng thời gỗ sẽ chịu những rủi ro bị mối mọt tấn công. Tuy nhiên nó tránh được việc bị rỉ sét nhưng khung kim loại.
  • Vật liệu thép đen truyền thống: trước đây thép đen truyền thống được chọn để thay thế gỗ khi làm các loại mái nhà ngói. Tuy nhiên việc bảo dưỡng nó khá khó khăn do nó sẽ bị rỉ sét theo thời gian. Tuy nhiên đây là loại vật liệu có kết cấu chịu lực cao, độ dày đa dạng.
  • Vật liệu thép mạ nhôm kẽm: là loại vật liệu kết cấu được tổ hợp từ các thanh thép mạ nhôm kẽm cường độ cao, được tối ưu từ thép đen truyền thống, có thể khắc phục các nhược điểm của vật liệu này. Thép mạ nhôm kẽm có trọng lượng nhẹ, không bị tác động của quá trình oxy hóa gây rỉ sét kim loại, không phải bảo dưỡng, sơn phủ chống oxy hóa sau một thời gian thi công. Bên cạnh thép mạ nhôm kẽm màu trắng thì thì nhà sản xuất cũng tạo thêm khung dạng thép mạ nhôm xanh và thép mạ nhôm màu đồng.

Những phương pháp lợp ngói nhà phổ biến hiện nay

Thi công lợp ngói được tiến hành sau khi đã hoàn thành khung mái ngói. Khi đó, thợ xây dựng sẽ tiến hành vận chuyển ngói lên mái nhà, sắp xếp theo hàng và phải được trải đều trên mái và tiến hành lợp ngói. Có 2 biện pháp lợp ngói cho mái dốc bê tông cốt thép được sử dụng rộng rãi nhằm khắc phục những nhược điểm của nhau đó là dán ngói và lợp ngói. Mỗi phương pháp sẽ có những ưu nhược điểm khác nhau, đi kèm những biện pháp để khắc phục nó.

Về yếu tố thẩm mĩ, dù là lợp ngói hay dán ngói thì độ thẩm mỹ của nó là tương đương như nhau, rất khó phân biệt nếu như chỉ nhìn vào mắt thường. Cơ bản hai phương án lợp ngói này sẽ khác nhau ở việc cách thi công, thời gian thi công, độ bền vững theo thời gian, khả năng chống dột hay cách nhiệt, tản nhiệt.

Phương pháp dán ngói

Đây là phương pháp thi công bằng cách quét hồ lên toàn bộ phần mái, sau đó tận dụng khi phần hồ còn ước nhanh chóng đặt ngói lên để đảm bảo độ bám dính, và để hồ không bị khô. Bên cạnh cách này, người thợ xây dựng còn sử dụng thanh mè giả, tức là dùng hồ, hoặc gạch thẻ làm giả thanh mè trên mái, sau đó lại dùng vữa hoặc hồ gắn ngói vào mè. Phương pháp này thường áp dụng để thi công phần mái ở ban công, phần cổng hay phần mái viền cửa.

Ưu điểm: cách dán ngói sẽ giúp cho mái ngói tăng độ bền vững, có khả năng chống nhiệt, chống thấm, chống tác động của thiên tai tốt hơn. Dán ngói cũng không tạo điều kiện cho khoảng áp mái bị tích tụ bụi bẩn, đồng thời loại bỏ khe hở theo kiểu lợp ngói xưa, tránh được kẻ gian đột nhập từ trên mái nhà xuống.

Nhược điểm: tăng khối lượng và sức nặng của phần mái nhà (do nó bao gồm cả khối lượng của dầm, tấm bê tông cốt thép, vữa , hồ, xi măng,… và cả trọng lượng của những viên ngói đá). Hình thức này cũng bộc lộ khuyết điểm tản nhiệt kém vào mùa hè, khó sửa chữa bởi phần mái ngói được cố định vô cùng chắc chắn. Việc thi công bằng phương pháp dán ngói cũng cầu kỳ và tốn nhiều thời gian, từ đó chi phí sẽ tăng cao. Nếu thợ dán ngói có tay nghề không tốt sẽ làm giảm chất lượng mái ngói, khiến cho phần mái không được chất lượng, đảm bảo.

Phương pháp lợp ngói

Đây là phương pháp sử dụng mè, rui, kèo hoặc các hệ sắt hộp, hệ thép mạ để giảm khối lượng phần ngói, giúp phần ngói được nhẹ hơn (theo phương pháp truyền thống). Người thợ xây dựng sẽ tiến hành liên kết, cố định các viên ngói (liên kết chứ không phải dán) theo một trình tự nhất định nhằm đảm bảo chất lượng sử dụng và giúp việc sửa chữa dễ dàng hơn.

Ưu điểm: phương pháp này sẽ có những ưu điềm bù đắp cho nhược điểm của phương pháp dán ngói, đó chính là dễ thi công, tiết kiệm thời gian và chi phí thi công, mái ngói có thể giãn nở theo thời tiết, khả năng tản nhiệt vào mùa hè tốt. Theo ước tính, chi phí bỏ ra để lợp mái ngói chỉ bằng 60% chi phí so với biện pháp lát ngói. Do đó, nó được áp dụng cho những khu vực có diện tích rộng như mái nhà để đảm bảo độ bền đẹp, chắc chắn cho ngôi nhà.

Nhược điểm: phương pháp lợp ngói sẽ để lại khe hở giữa các viên ngói, gây tình trạng dột, ngấm nước qua các khe hở giữa các viên ngói và cách nhiệt kém vào mùa đông. Bên cạnh đó kẻ gian sẽ dễ dàng tháo dỡ mái ngói để đột nhập từ phần mái. Hiện nay, ngói lợp đã được cải tiến để gia cố độ bền hết sức có thể, có kích thước chuẩn, gờ chắn mưa tốt để hạn chế khuyết điểm này. Đồng thời nếu bạn lớp đúng theo quy trình của nhà sản xuất, phần mái nhà vẫn đảm bảo được độ khít và chắc chắn.

Dù có chọc loại ngói nào để thi công, hay sử dụng phương án thi công mái ngói ra sao, bạn cũng nên chọn đơn vị chủ đầu tư chuyên nghiệp, đơn vị cung ứng vật liệu uy tín. Hãy cẩn thận giám sát quá trình thi công để tránh xảy ra rủi ro là viên ngói bị vỡ, hao hụt. Chúc các bạn có được mái nhà ngói ưng ý.