Thiết kế nhà kho thông minh – Làn gió mới cho doanh nghiệp

Tại các doanh nghiệp, nhà kho là một bộ phận quan trọng không thể thiếu. Bất kỳ một vấn đề nào xảy ra ở nhà kho đều ảnh hưởng trực tiếp đến doanh nghiệp. Với những doanh nghiệp có quy mô kho hàng lớn, số lượng hàng hóa nhiều thì việc sử dụng nhà kho thông minh là một giải pháp hiệu quả nhất. Hình thức này được xem như một làn gió mới, giúp các doanh nghiệp phát triển, nắm bắt công nghệ mới nhất và khẳng định vị thế, thương hiệu của mình trên thị trường. Cùng Anlinhco tìm hiểu giải pháp thiết kế nhà kho thông minh qua bài viết sau đây nhé.

Nhà kho thông minh là gì?

Nhà kho thông minh hay còn được gọi là smart warehouse hoặc là kho tự động hóa. Thực tế, đây là một không gian dùng để lưu trữ nguyên vật liệu dùng để sản xuất và hàng hóa sau khi được sản xuất xong. Hệ thống nhà kho này được vận hành hoàn toàn tự động, sử dụng máy móc, máy tính, công nghệ hiện đại nhất để hoàn thành các hoạt động trong kho hàng thông thường mà trước đây do con người thực hiện. 

Các hoạt động kho này bao gồm các công việc như: xác định và tiếp nhận đơn đặt hàng, kiểm đếm và lưu trữ sản phẩm, ghi nhớ vị trí chúng sẽ đặt ở đâu và thực hiện gửi đơn đặt hàng đến đúng nơi cho khách hàng. Với giải pháp này, toàn bộ các hoạt động trong kho và hành trình của sản phẩm từ nhà cung cấp đến tay khách hàng diễn ra khá thuận lợi, sai số không đáng kể. Đây là một điểm mạnh để các doanh nghiệp tin tưởng lựa chọn hình thức kho tự động hóa. Các thành phần chính trong kho hàng gồm có:

  • Các khung kệ dùng để chứa chứa hàng hóa có khả năng nâng cấp, cải tiến
  • Các robot thông minh có thể từ động lấy hàng hóa, xe tự hành AGV, băng tải, cầu trục dùng để di chuyển hàng hóa đến các dây chuyền đóng gói
  • Hệ thống máy tính được tích hợp phần mềm điều khiển và lưu trữ thông tin trong kho hàng.
  • Ngoài ra còn có các thành phần quan trọng khác như: nhận dạng tần số vô tuyến (RFID), cảm biến, công nghệ đeo,… 
Nhà kho thông minh
Nhà kho thông minh là gì

Ưu điểm của nhà kho thông minh?

Tối ưu không gian kho và nhân lực

Tối ưu 80% không gian kho hàng: Tận dụng chiều cao để xếp chồng khi lưu trữ hàng hóa, sản phẩm trong kho sẽ giúp không gian kho tối ưu lên đến 80% mà vẫn có thể đảm bảo được độ cao an toàn trong kho. Số lượng pallet mà kho thông minh có thế chứa lớn hơn rất nhiều so với nhà kho truyền thông.

Về nhân lực: Giải pháp thiết kế nhà kho tự động hóa giúp giải phóng được 50% sức lao động, bởi các hoạt động trong kho đều tự động hoàn toàn, không cần quá nhiều nhân lực để quản lý, vận chuyển hàng.

Vận hành tự động, nhanh và chuẩn xác

Mỗi pallet trong kho hàng sẽ nằm trong một ô có địa chỉ IP riêng biệt để hệ thống dễ dạng định vị được chính xác vị trí. Địa chỉ IP thường sẽ được mã hóa theo mã sản phẩm, số lượng, ngày sản xuất,… Từ đó việc vận hành trong kho thông minh sẽ dễ dàng hơn rất nhiều so với kho hàng truyền thống. Hơn nữa các công đoạn nhập – xuất hàng hóa cũng được thực hiện tự động, chuẩn xác theo quy trình dây chuyền.

Ưu điểm nổi bật của nhà kho thông minh
Ưu điểm nhà kho thông minh

Quản lý kho hàng hiệu quả hơn

Khi lập kế hoạch thiết kế nhà kho thông minh, các đơn vị đã cân nhắc việc gia công kết cấu thép vững chắc cho nhà kho. Các quy trình lắp đặt, bảo trì và bảo dưỡng phải thuận tiện để đảm bảo hệ thống kho khi đi vào hoạt động sẽ hoàn hảo, trơn tru. 

Tất cả các thông số sẽ được hiển thị và cập nhật đầy đủ theo thời gian thực, bao gồm: số lượng sản phẩm, vị trí sản phẩm, tình trạng lưu trữ,… Điều này đảm bảo việc ghi chép, theo dõi hàng tồn kho hiệu quả và giải quyết được các tình huống phát sinh nhanh chóng. 

 Tiết kiệm chi phí vận hành 

  •  Tiết kiệm năng lượng nhờ lập trình hiệu quả, tối ưu hóa và chính xác của robot. 
  •  Giảm số lượng nhân công, xe nâng chuyên dụng và bộ phận quản lý trong kho. 
  •  Xuất/nhập hàng hóa diễn ra nhanh chóng, chính xác giúp tiết kiệm tối đa thời gian mà vẫn đảm bảo hiệu quả công việc cao. 
  • Quản lý và kiểm soát quá trình vận chuyển hàng một cách hiệu quả.

Nguyên tắc thiết kế nhà kho thông minh

Xác định mục tiêu kho hàng

Bước đầu tiên trong quy trình thiết kế nhà kho thông minh, các đơn vị thi công và doanh nghiệp phải xác định được mục đích ban đầu của việc xây dựng nhà kho để làm gì? Để xác định điều này, đơn vị xây dựng và doanh nghiệp phải trả lời câu hỏi sau: 

  •  Nhà kho được dùng để phục vụ cho thị trường nào? 
  •  Kho dự trữ những sản phẩm gì? 
  •  Số hàng tối đa sẽ được lưu trữ trong tương lai là bao nhiêu? 
  • Diện tích nhà kho là bao nhiêu, ngân sách tối đa dùng để xây dựng khoảng bao nhiêu? 

Mục đích sử dụng nhà kho sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường làm việc bên trong kho và quá trình vận chuyển hàng hóa. Sau khi xác định được mục đích sử dụng của nhà kho là gì, đơn vị thi công có thể lập bản vẽ nhà kho. Sau đó chọn kích thước, cấu trúc và vật liệu để phù hợp với mục đích ban đầu.

Lựa chọn vị trí xây dựng kho hàng

Khi chọn nơi xây dựng kho hàng, đơn vị thi công hoặc doanh nghiệp nên chọn đặt kho hàng ở gần các đơn vị vận chuyển để thuận tiện cho việc vận chuyển hàng hóa đến tay khách hàng một cách nhanh chóng. Tuy nhiên, cũng phải chú ý đến việc tạo thuận tiện cho phía nhà cung ứng nguyên vật liệu sản xuất. Nếu như chọn được vị trí hài hòa cả 2 yêu cầu trên thì kho hàng sẽ hoạt động thông suốt và suôn sẻ.  

Lựa chọn vị trí thiết kế kho hàng thông minh
Lựa chọn vị trí xây dựng kho hàng

Kết cấu và quy mô kho hàng

Để xây dựng được nhà kho tốt, có thời hạn sử dụng lâu dài, cần chú ý đến kết cấu nhà kho và vật liệu xây dựng. Một kho hàng thông minh sẽ được thiết kế đảm bảo các yếu tố sau:

  • Trần nhà phải chắc chắn, chống thấm và không bị rạn, nứt, mục đích nhằm đảm bảo vào mùa mưa hàng hóa vẫn nguyên vẹn không bị ảnh hưởng.
  • Tường kho phải được sơn chống thấm cả trong và ngoài kho
  • Cửa ra vào nên lựa chọn các loại cửa tự động để thuận tiện cho việc vận chuyển trong kho
  • Sàn nhà lót gạch không trơn trượt, ma sát cao, dễ vệ sinh và thoát nước.

Bên trong nhà kho nên chia thành nhiều khu vực nhỏ riêng biệt như khu vực tiếp nhận, nơi lưu trữ, khu vực đóng gói, gửi hàng và nơi tiếp nhận hoàn trả. Để thuận tiện cho việc quản lý, hàng hóa trong kho có thể sắp xếp theo các yếu tố sau: đặc tính sản phẩm (sản phẩm độc hại, đóng hộp, hàng dễ vỡ,…), sản phẩm theo mùa vụ hay không,… 

Không gian kho hàng thông minh

Một trong những bài toán khi thiết kế nhà kho thông minh đó là phải làm sao tối ưu hóa không gian nhà kho khi sử dụng. Khi thiết kế, đơn vị thi công cần để ý các yếu tố sau:

  • Các mặt hàng phải được tách biệt, không xếp chồng chéo, ảnh hưởng đến việc di chuyển, lấy hàng.
  • Kích thước của kệ đỡ, giá đỡ phải phù hợp với số lượng hàng hóa cũng như tải trọng của hàng hóa.
  • Khu vực sản xuất hàng hóa phải được thiết kế thông suốt từ khâu nguyên vật liệu đầu vào cho đến khâu thành phẩm.
  • Trang bị đầy đủ các thiết bị phòng cháy chữa cháy trong nhà kho

Ứng dụng của nhà kho thông minh trong thực tế

  • Xây dựng các kho thành phẩm và nguyên vật liệu để sản xuất, chế biến thực phẩm, thuốc men, đồ dân dụng, thiết bị điện tử,…
  • Xây dựng kho phân phối trong ngành logistics, kho trung chuyển hoặc kho ký gửi hàng hóa.
  • Làm kho lạnh, kho mát để bảo quản thực phẩm, hoa quả,… cho ngành thực phẩm đông lạnh, tươi sống

Trên đây là những thông tin liên quan đến giải pháp thiết kế nhà kho thông minh đang được nhiều doanh nghiệp quan tâm và lựa chọn. Với những ưu điểm nổi bật nêu trên, việc lựa chọn nhà kho thông minh là sự lựa chọn thích hợp dành cho các doanh nghiệp trong thời đại công nghệ 4.0 hiện nay. Tham khảo những mẫu thiết kế nhà kho đẹp và tư vấn thiết kế nhà kho chuyên nghiệp, uy tín, quý khách hàng có thể liên hệ với công ty thiết kế và xây dựng nhà kho Nam Trung Cons qua website: https://www.namtrungcons.com/ để được tư vấn chi tiết.