Trong vấn đề bảo vệ môi trường nước, tiêu chuẩn nước thải công nghiệp được cơ quan nhà nước siết chặt, nhằm ngăn chặn việc xả thải bừa bãi hay xả nguồn nước thải không đạt chuẩn ra môi trường. Vậy như thế nào là nước thải đạt chuẩn và đâu là cách xác định chuẩn nước thải? Trong bài viết này, Anlinhco sẽ giúp bạn giải đáp các thắc mắc trên và tìm hiểu sâu hơn về vấn đề này.
Nước thải công nghiệp là gì?
Đây là loại nước thải được sinh ra trong quá trình sản xuất công nghiệp từ các địa điểm, nhà máy, cơ sở sản xuất, chế biến của tổ chức, hộ gia đình, cá nhân. Về cơ bản, nước thải khu công nghiệp được chia làm 2 nhóm chính:
- Nước thải công nghiệp bẩn: là loại nước thải sinh ra từ hoạt động sản xuất, gia công sản phẩm, vệ sinh máy móc, thiết bị hay nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên. Thành phần chủ yếu trong loại nước thải này chứa nhiều chất độc hại như COD, BOS, TSS,…
- Nước thải công nghiệp không bẩn: là phần nước thải sinh ra trong quá trình làm nguội các thiết bị máy móc, giải nhiệt trong các trạm làm lạnh, ngưng tụ hơi nước.
Nước thải công nghiệp khá đa dạng, chứa nhiều thành phần hóa chất cũng như lượng phát thải không cố định. Điều này phụ thuộc vào các yếu tố gồm: loại hình công nghiệp, loại hình công nghệ sử dụng, mức độ hiện đại của công nghệ, tuổi thọ của thiết bị, trình độ quản lý và ý thức của cán bộ công nhân viên. Tuy nhiên, phần lớn nước thải khu công nghiệp sẽ chứa các ion kim loại nặng như Fe3, Pb2, Hg2…, và các loại chất rắn (vô cơ, hữu cơ, hòa tan hoặc không hoà tan), photpho, nito, axit béo, clo, dầu mỡ…
Xem thêm: Vật Liệu Xây Dựng Xanh Là Gì? Lợi Ích Và Tiêu Chí Lựa Chọn
Tại sao phải xử lý nước thải công nghiệp trước khi xả vào nguồn tiếp nhận?
Đối với các ngành công nghiệp đặc thù như: dệt may, hóa chất, giấy, xi mạ… nước thải có nồng độ pH trung tính 9 – 11, chỉ số BOD, COD lên đến 700mg/l và 2500mg/l. Thêm vào đó, trong loại nước thải này còn có chất rắn lơ lửng cao gấp nhiều lần giới hạn cho phép (gây độ màu, độ đục cho nước). Nếu xả trực tiếp nước thải của các ngành này vào nguồn tiếp nhận sẽ làm biến đổi tính chất nước đột ngột, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ sinh thái cũng như sức khỏe của con người.
Do đó, nước thải công nghiệp cần phải xử lý, đảm bảo đúng tiêu chuẩn trước khi xả vào nguồn tiếp nhận. Bộ Tài Nguyên và Môi Trường đã ra ban hành Quy chuẩn kỹ thuật Quốc gia QCVN 40:2011/BTNMT về nước thải công nghiệp, áp dụng đối với tất cả các tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động xả nước thải khu công nghiệp ra nguồn tiếp nhận nước thải.
Xem thêm: Thiết kế nhà kho thông minh – Làn gió mới cho doanh nghiệp
Tiêu chuẩn xử lý nước thải công nghiệp
Theo quy định của pháp luật, tất cả các ngành công nghiệp nói chung khi có hoạt động xả thải đều phải đảm bảo thực hiện tốt 2 yêu cầu sau:
- Xây dựng lắp đặt hệ thống xử lý nước thải chuyên nghiệp.
- Phân tích, kiểm tra chất lượng nước thải khi xả thải.
Nước thải khu công nghiệp loại A
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại A là chỉ số của các chất gây ô nhiễm ở mức tối đa có thể cho phép xả vào những nguồn nước được dùng cho mục đích cấp nước sinh hoạt.
Xem thêm: Top 10 địa chỉ sản xuất và cung cấp tinh dầu giá sỉ chất lượng tại Việt Nam
Nước thải khu công nghiệp loại B
Tiêu chuẩn nước thải công nghiệp loại B là chỉ số của các chất gây ô nhiễm ở mức tối đa có thể cho phép xả vào những nguồn nước không được dùng cho mục đích cung cấp nước sinh hoạt.
Mức độ ô nhiễm tối đa cho phép xả thải
Trước khi xả thải vào nguồn tiếp nhận, nước thải ô nhiễm cần được xử lý theo tiêu chuẩn, đảm bảo đạt các giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp. Các chỉ số này được đánh giá qua BOD, COD, pH, TSS,…
Nếu chỉ số nước thải đầu ra không đạt yêu cầu theo quy định, doanh nghiệp cần cho ngưng xả thải ngay lập tức và cho nước thải hoàn lưu để tìm hiểu rõ nguyên nhân cũng như xử lý đến khi đạt chất lượng nước đầu ra theo quy định.
Xem thêm: Cách đọc ký hiệu thép sử dụng trong xây dựng đơn giản
Khi nào áp dụng quy chuẩn nước thải công nghiệp loại A và loại B?
Tiêu chuẩn nước thải loại A được áp dụng khi nước thải sau xử lý xả vào nguồn tiếp nhận được sử dụng để cấp nước sinh hoạt. Chỉ tiêu gồm: BOD, COD, Nitrat, hợp chất khí, độ pH, độ kiềm, chất rắn, dầu mỡ.
Tiêu chuẩn nước thải loại B được áp dụng khi nước thải sau xử lý xả vào nguồn tiếp nhận không sử dụng để cung cấp nước sinh hoạt. Chỉ tiêu gồm: BOD, COD, độ pH, tổng Nitơ và photpho, hàm lượng TSS và TDS.
Xem thêm: Tiêu chí đánh giá thiết kế và xây dựng phòng sạch
Cách xác định nước thải chuẩn loại A và chuẩn loại B
Thông số ô nhiễm của nước thải được tính như sau:
Cmax = C x Kq x Kf
Trong đó:
- Cmax: giá trị tối đa cho phép của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp trước khi xả vào nguồn tiếp nhận.
- C: giá trị của thông số ô nhiễm trong nước thải công nghiệp được quy định tại Bảng 1 (tùy vào nguồn tiếp nhận mà áp dụng tiêu chuẩn ở cột A và B cho giá trị này).
- Kq: hệ số nguồn tiếp nhận nước thải được quy định tại mục 2.3 ứng với lưu lượng dòng chảy của nguồn tiếp nhận như sông, suối, khe, rạch; kênh, mương; dung tích của ao, hồ, đầm; mục đích sử dụng của vùng nước biển ven bờ.
- Kf: hệ số ứng với tổng lưu lượng nước thải của cơ sở công nghiệp trước khi xả vào nguồn tiếp nhận được quy định tại mục 2.4.
Lưu ý:
- Không áp dụng công thức tính nồng độ tối đa cho phép trong nước thải cho thông số pH và tổng coliforms.
- Khi nước thải công nghiệp được xả trực tiếp vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư mà chưa có hệ thống xử lý nước thải thì áp dụng quy chuẩn Cmax = C quy định theo cột B.
- Đối với các thông số gồm: nhiệt độ, màu, pH, coliform, tổng hoạt độ phóng xạ α, tổng hoạt độ phóng xạ β, sẽ được áp dụng giá trị tối đa cho phép Cmax = C (không áp dụng đối với hệ số Kq và Kf).
- Trong trường hợp nước thải công nghiệp xả vào hệ thống thoát nước đô thị, khu dân cư chưa có nhà máy xử lý nước thải tập trung sẽ được áp dụng Cmax = C quy định tại cột B.
Căn cứ vào bảng trên, khi đánh giá, kiểm định về chất lượng nước thải công nghiệp loại A và B, các yếu tố như: Ph, BOD5,COD, Asen, các kim loại nặng (đồng, kẽm, thủy ngân, sắt…) đều được xác định, phân tích rõ ràng. Các phương pháp áp dụng trong quá trình này bao gồm: xác định nồng độ pH, xác định nhiệt độ, xác định màu sắc, phương pháp trắc phổ hấp thụ nguyên tử ngọn lửa, phương pháp pha loãng, phương pháp dùng cho mẫu không pha loãng,…
Có thể thấy quá trình xác định tiêu chuẩn nước thải là khá phức tạp và khó khăn đối với những ai không có kiến thức chuyên môn và kinh nghiệm. Nếu bạn là chủ doanh nghiệp, tổ chức cần xử lý những vấn đề về nước thải thì có thể tìm đến dịch vụ tư vấn môi trường tại Công ty PolyGreen. Đây là đơn vị uy tín chuyên cung cấp các dịch vụ tư vấn, đăng ký môi trường và thi công lắp đặt hệ thống xử lý nước thải. Bạn có thể tham khảo chi tiết và liên hệ với công ty thông qua website https://dichvumoitruong.vn/.
Bài viết trên đã chia sẻ những thông tin về nước thải công nghiệp và những tiêu chuẩn xử lý. Tiêu chuẩn nước thải khu công nghiệp cần đáp ứng đầy đủ các chỉ số cho phép trước khi xả thải ra môi trường hoặc nguồn tiếp nhận khác. Điều này không chỉ là cơ sở để doanh nghiệp phát triển bền vững, mà còn góp phần bảo vệ môi trường xanh – sạch – đẹp.